Khái Niệm Về Digital Marketing

25-06-2021 1.371 lượt xem

Khái Niệm Về Digital Marketing

Digital Marketing là một mảng nhỏ trong chiến lược Marketing. Nó thực hiện nhiệm vụ tiếp thị tương tác với khách hàng trên phương tiện kỹ thuật số. Vậy thì câu hỏi đặt ra là để có thể bước vào nghề này bạn cần phải đảm bảo những kỹ năng cần thiết nào? Để giải thích kỹ hơn về Digital Marketing là gì cũng như những kỹ năng cần có khi thực hiện Digital Marketing bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Chỉ mục

Khái quát về Digital Marketing

Digital Marketing là một trong những chiến lược quan trọng trong ngành Marketing. Theo Asia Digital Marketing Association thì chiến lược Digital Marketing sử dụng những công cụ Internet để làm phương tiện cho những hoạt động Marketing. Thông qua Internet doanh nghiệp sẽ sử dụng tất cả các kênh phương tiện kỹ thuật số để thực hiện chiến dịch Digital Marketing để tiếp thị tất cả các dịch vụ, sản phẩm dùng công nghệ số. Chiến dịch này là nhằm mục đích xây dựng, phát triển cũng như quảng bá những sản phẩm, thương hiệu đến với khách hàng qua kênh tiếp thị trực tuyến. 

Marketing

Digital Marketer là ai?

Các công việc của một Digital Marketer sẽ liên quan đến việc sử dụng các kênh digital để từ đó tạo ra leads và xây dựng thương hiệu cá nhân cho một doanh nghiệp. Các digital marketer là những người trực tiếp chịu trách nhiệm cho toàn bộ những chiến lược digital của công ty hay doanh nghiệp. Họ là người sử dụng những công cụ đo lường để tìm ra điểm yếu cũng như phương pháp cải thiện hiệu suất trên các kênh mà công ty đang marketing. Các kênh digital để công ty hay doanh nghiệp marketing thường gặp gồm có:

  • Website của công ty, doanh nghiệp
  • Social media
  • SEM – bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm
  • Email Marketing
  • Quảng cáo online
  • Blog công ty.

Một số kỹ năng cần có khi thực hiện Digital Marketing

Trong chiến lược Digital Marketing bạn có thể học và luyện tập để thành thục tất cả các kỹ năng hoặc có thể tập trung phát triển một vài kỹ năng. Chẳng hạn như nếu bạn muốn trở thành một người sáng tạo code hoặc một chuyên gia về lĩnh vực công nghệ thì việc hiểu về kỹ thuật content trên social media là một bổ sung tuyệt vời. Để trở thành một Digital Marketer thì bạn phải có một số kỹ năng như sau:

SEO & SEM

SEO (Search engine optimization) và SEM (Search engine marketing) được xem là hai chiến lược quan trọng mà người marketer dùng keyword để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Từ việc nhận về thứ hạng cao trên Google thì doanh nghiệp sẽ chủ động lôi kéo khách hàng tiềm năng tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ mà bạn có. SEO là một chiến thuật hoàn toàn miễn phí và phải bỏ nhiều công sức theo một chu trình cụ thể để đạt được lượng truy cập tự nhiên như mong muốn. Còn SEM là một chiến thuật tìm kiếm tính phí. SEO là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và liên tục theo dõi thứ hạng của doanh nghiệp trên bảng xếp hạng. Đồng thời cần phải luôn luôn làm mới mình, cập nhật để phát triển liên tục nhằm theo kịp những thay đổi trong thuật toán của Google. Nhưng có một điều không thay đổi đó là SEO được tạo thành từ các hoạt động trên trang (on-page) và các hoạt động ngoài trang (off-page). SEO & SEM là một trong những bước đầu tiên của bất cứ một chiến dịch Digital Marketing hay quản trị nội dung nào. SEO tốt là nền tảng quan trọng để bạn thực hiện các chiến lược tiếp theo của mình mạnh mẽ hơn. Đồng thời phối hợp với các mảng còn lại để team digital ngày càng lớn mạnh và phát huy hết những khả năng của mình.

Content Marketing

Nội dung được ví như “nhân bánh” quan trọng, nó chính là phần cốt lõi quyết định giá trị của mỗi bài viết. Đồng thời nó cũng góp phần định hướng tâm lý người dùng, tương tác và thu hút khách hàng tiềm năng. Nó là website, video, social media, blog hay bất cứ thứ gì mà người dùng thực hiện hành vi tìm kiếm online. Khi hiểu về content, cách tạo ra content và hiệu quả mà nó mang lại thì bạn sẽ biết cách sử dụng nó một cách tốt nhất để mang về lượng truy cập tự nhiên cho doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng sẽ giúp bạn nghiên cứu hành vi của người dùng nhằm thực hiện mục tiêu trên social media. Là một marketer chuyên nghiệp thì bạn chắc chắn phải hiểu và có tư duy về nội dung để nhanh nhạy với những xu hướng content mới để chọn hướng đi và chiến lược truyền tải thông điệp hợp lý và hiệu quả.

Digital

Video Marketing

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì việc mức độ tập trung của người dùng giảm xuống 8,25 giây là điều hoàn toàn bình thường. Bởi vì họ đang ở trong tình trạng bị “ngộ độc” thông tin khi có quá nhiều thông tin của cùng một vấn đề. Vậy nên Video như một hướng đi mới giúp tăng tính tương tác và đạt thứ hạng cao trên bảng xếp hạng Google. Bạn không cần phải là video producer chuyên nghiệp mà chỉ cần học cách để tạo ra một video cơ bản hay các app để tạo ra video. Và đây chắc chắn là một điều không thừa khi bạn muốn trở thành một digital marketer đấy.

Data và phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu là một công cụ phổ biến và quan trọng trong digital marketing nói riêng và lĩnh vực marketing nói chung. Qua việc phân tích dữ liệu bạn có thể kiểm tra các báo cáo hơn nữa là cách sử dụng những thông tin mà bạn tìm được. Dựa trên hành vi của khách hàng và những những công cụ phân tích dữ liệu thì bạn có thể dễ dàng tìm ra giải pháp chuyển đổi tốt hơn để tăng lượng traffic cho bài viết và đạt thứ hạng cao trên Google. Việc thu thập và sử dụng data là một kỹ năng quan trọng để phân tích chuyên sâu nhằm thực hiện chiến lược giữ chân khách hàng. Một số công cụ phổ biến và miễn phí mà các bạn có thể tìm hiểu thêm đó là: Google Analytics, Facebook Insight, Instagram Insight.

Quảng cáo PPC (pay per click)

Đây là một hình thức quảng cáo tìm kiếm mà bạn phải trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột vào trang web. Bên cạnh những nền tảng đã thống lĩnh trên thị trường như Google Ads hay quảng cáo Facebook thì PPC cũng là một nền tảng khá phổ biến vì:

  • 64,6% những người nhấp vào quảng cáo trên Google khi họ đang tìm kiếm mua một sản phẩm nào đó họ cần.
  • Trong tổng số những công ty sử dụng PPC thì có đến 84% sử dụng Facebook làm nền tảng, 41% sử dụng Google và có 18% sử dụng Linkedln.

Design Thinking

Tư duy thiết kế (Design Thinking) rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp hiểu hơn về cách tương tác với khách hàng sao cho hiệu quả. trải nghiệm của khách hàng là chìa khóa thành công trên nền tảng digital. Bạn hãy đảm bảo rằng những trải nghiệm online của khách hàng được dễ dàng, đơn giản và thực sự hiệu quả. Nó có thể bao gồm một số trang online shopping, tiếp cận thông tin…

Kiến thức về công nghệ

Bạn phải luôn làm mới những thông tin cho mình và đồng thời thích nghi với những thay đổi để hoàn thiện marketing plan. Bạn nên biết về hệ thống mã hóa web và cả quản lý nội dung để bắt đầu sự nghiệp của mình.

Hiểu được cách tương tác

Điều quan trọng là bạn phải hiểu được tâm lý và nắm được hành vi của người dùng. Số lượng người theo dõi trên trang web của bạn không bao giờ đủ và không đủ sức thuyết phục để thể hiện kết quả của chiến dịch. Điều bạn cần phải làm đó chính là bạn có một chiến lược cụ thể từ SEO đến content và công nghệ. Đó được xem là cách tốt nhất để đảm bảo kế hoạch của bạn được suôn sẻ.

Lời kết

Muốn bước chân vào ngành Digital Marketing bạn cần phải “sắm” cho mình một tư duy nhanh nhạy, ứng biến với các thay đổi và có tư duy cầu tiến. Một điều bạn phải luôn nhớ đó là teamwork và leadership là một trong số các kỹ năng quan trọng cần bồi dưỡng thêm để có thể làm tốt hơn công việc của digital marketer.

Xem thêm : Khái niệm về wordpress